Dirofilaria unmitis là một loại giun chỉ (filaria) thường sống ký sinh trong tim chó và đôi khi cũng gặp trong tim mèo. Những năm gần đây có rất nhiều báo cáo khoa học cho biết có bằng chứng giun chỉ Dirofilaria có thể từ thú lây nhiễm sang cho người.
1 . Nguyên nhân
-Do giun nhỏ Dirofilaria unmitis, thường ký sinh ở bên trong tim, tâm thất, mạch máu lớn (động mạch,tĩnh mạch). Có hình thái dài và nhỏ. Kích thước con đực dài 12 – 18 cm, con cái dài 25 – 30 cm.
– Giun trưởng thành kí sinh ở tim và mạch máu lớn gàn tim, nó đẻ ra các ấu trùng chuyển động (Micrifilaria). Ấu trùng chuyển động đi vào vòng tuần hoàn của cở thể (đi theo máu). Khi muỗi hút máu,sẽ hút luôn cả ấu trùng vào cở thể muỗi và sẽ chuyển thành dạng ấu trùng gây nhiễm (mất 2 – 3 tuần). Khi muỗi đốt vào cơ thể động vật, ấu trùng gây nhiễm cư trú ở da và mô liên kết dới da (khoảng 3 – 4 tháng) sau đó nó vào máu,vào vòng tuần hoàn, đi vào tim và phát triển thành dạng trưởng thành.
Thời gian hoàn thành vòng đời 8 – 9 tháng, giun trưởng thành sống rất lâu trong cở thể chó (8 – 9 năm)
– Người được xem là ký chủ rủi ro khác với chó là ký chủ tự nhiên của giun Dirofilaria. Khi muỗi cắn, ấu trùng được muỗi bôm vào máu nhưng hầu như tất cả đều bị hệ miễn dịch tiêu diệt hết, ngoại trừ một số ít còn sót lại và tiếp tục phát triển trong cơ thể.
2 . Triệu chứng ở chó
Thông thường, triệu chứng của bệnh giun tim không nhận biết được cho đến khi giun phát triển thành dạng trưởng thành. Chó có thể nhiễm bệnh 9 – 10 tháng vẫn chưa có triệu chứng. Khi giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây viêm thành mạch quản; nếu quá nhiều dẫn đến nghẽn mạch. Lượng máu về tim không đủ, gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra đồng thời với hiện tượng phù phổi, gan, thận
– Con vật ho kéo dài, dạng mãn tính.
– Thở khó,cháy dớt dãi ở miệng
– Nếu nhiễm nhiều chó suy sụp nhanh, rất nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.
– Phù nề dưới bụng, ngực, vùng bàn ngón.
– Nước tiểu đục, lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.
– Độc tố của giun có thể gây nhiễm độc thần kinh, gây liệt nhẹ 2 chân sau, động kinh.
3 . Triệu chứng ở mèo.
– Bệnh giun tim ở mèo rất khác với bệnh giun tim ở chó. Con mèo là vật chủ không điển hình của giun tim và hầu hết giun ở mèo không sống sót đến giai đoạn trưởng thành. Mèo có giun tim trưởng thành thường chỉ có một đến ba con giun và nhiều con mèo bị ảnh hưởng bởi giun tim không có giun trưởng thành. Mặc dù điều này có nghĩa là bệnh giun tim thường không được chẩn đoán ở mèo, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng ngay cả những con giun chưa trưởng thành cũng gây ra thiệt hại thực sự dưới dạng một bệnh gọi là bệnh hô hấp liên quan đến giun tim (HARD). Hơn nữa, thuốc dùng để điều trị nhiễm giun tim ở chó không thể được sử dụng ở mèo, vì vậy phòng bệnh là biện pháp duy nhất để bảo vệ mèo khỏi ảnh hưởng của bệnh giun tim.
– Dấu hiệu của bệnh giun tim ở mèo có thể rất tinh tế hoặc rất kịch tính. Các triệu chứng có thể bao gồm ho, lên cơn hen, nôn mửa định kỳ, thiếu thèm ăn hoặc giảm cân. Đôi khi một con mèo bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, bị ngất hoặc co giật hoặc bị tích tụ chất lỏng trong bụng. Thật không may, dấu hiệu đầu tiên trong một số trường hợp là con mèo bị sập đột ngột, hoặc đột tử.
4 . Triệu chứng ở người.
Có 2 loại giun tim thường hay thấy lây sang cho người đó là:
– Dirofilaria unmitis là giun tim chó. Ở người, thay vì chạy vào tim chúng lại chạy vào các nhánh của động mạch phổi, gây tắc nghẽn lưu thông máu và qua hiện tượng infarction (mô nhồi máu) gây tổn thương một vùng phổi. Một nốt hay nodule lối 2cm được thành lập ngay nơi đó. Nếu nhìn qua hình quang tuyến Xray, sẽ thấy vết nám tròn cỡ đồng xu trên phổi ngay chỗ nodule. Trường hợp nầy rất dễ nhầm lẫn với bệnh tích lesion của cancer phổi.
– Dirofilaria (Notchtiella) repens, thường định vị trong những nốt dưới da chó và mèo. Ở người, giun có thể định vị trong một thời gian một vài năm trong các nốt dưới da (subcutaneous nodule), vùng vú, trong bìu scrotum dịch hoàn và dưới lớp kết mạc của mắt (subconjunctival space). Khi giun chết, các nốt trở thành calci hóa.
5 . Phòng bệnh
– Phòng ngừa bệnh giun chỉ ở chó mèo là việc cần phải quan tâm đến, tuy nhiên vấn đề này không đơn giản và dễ thực hiện.
– Vệ sinh trong ăn uống, ăn chín ăn sạch và uống sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun móc.
– Định kì tẩy uế chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh
– Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt nhặt phân đổ vào hố xử lý.
– Định kì kiểm tra phát hiện mầm bệnh để diều trị dự phòng.
– Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với môi trường bên ngoài để hạn chế mầm bệnh
– Định kì tẩy giun cho chó mèo để phòng lây nhiễm. Đối với chó mèo dưới một năm tuổi mỗi tháng nên tẩy giun một lần, có thể bắt đầu tẩy giun từ ngày 21-23. Trên 1 năm tuổi bạn có thể định kì tẩy 2-3 tháng 1 lần.