BỆNH SÁN DÂY Ở CHÓ MÈO

Tình thương nào cũng cần cho đi đúng cách. Để nuôi thú cưng một cách khoa học bạn cần biết một số bệnh sẽ có thể lây từ thú cưng của mình. Và một trong cách bệnh cần được quan tâm là bệnh sán dây ở chó mèo. Sán dây chó (còn gọi là sán chó, sán dải chó, sán dây bọ chét, sán dây dưa chuột, sán dây hai lỗ) có tên khoa học là Dipylidium Caninum, là một loại sán thường ký sinh ở chó và mèo. Loài sán này cũng có thể tìm thấy ở người, nhất là trẻ em. Một số báo cáo còn cho thấy bệnh sán chó lây trên mèo hoang dại, mèo sống trong rừng nhiệt đới, cầy hương, chồn hương, linh cẩu, chó rừng, chó sống hoang dại hay nửa thuần hóa ở Australia và cáo.
BỆNH SÁN DÂY DO TAENIA HYDATIGENA
1. Nguyên nhân
– Sán kí sinh ở ruột non của chó, cáo, thú ăn thịt. Kí chủ trung gian là lợn, dê, cừu, bò, có khi thấy cả ở chó, mèo, người. Ấu trùng kí sinh ở gan, màng treo ruột của vật chủ trung gian, khi được kí chủ cuối cùng nuốt phải sẽ phát triển thành dạng trưởng thành.
– Sán chó không lây từ người sang người vì sán chó là nguyên nhân gây bệnh đặc trưng ở loài chó. Chu trình phát triển của sán chó hình thành trong ruột chó, đi ra ngoài theo đường hậu môn, sau đó vô tình lây cho con người. Khi ký sinh trong cơ thể người, sán chó không tạo ra vòng đời mới. Đồng thời, sán chó không di chuyển qua đường máu và sữa mẹ nên không thể lây truyền từ mẹ sang con.
2. Triệu chứng ở chó, mèo.
– Nói chung bệnh sán dây ở chó mèo ít gây ra những triệu chứng bệnh trầm trọng. Mức độ này tùy thuốc vào giống chó, lứa tuổi và cường độ nhiễm.
– Móc bám của sán thường gây những tổn thương chảy máu, viêm ruột và nhiễm trùng thứ phát.
– Chó mèo bệnh biểu hiện kém ăn, nôn (thỉnh thoảng), tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
– Gầy còm, ốm yếu, có thể tim thấy đốt sán trong phân.
– Những cá thể mắc bệnh nặng có thể có các biểu hiện thần kinh: run rẩy, ngơ ngác, dễ bị kích động.
3. Triệu chứng ở người.

– Bệnh sán dây chó phát triển âm thầm trong cơ thể, không có dấu hiệu đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó thường không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau một thời gian ký sinh trong cơ thể người, đặc biệt là ở trẻ em, bệnh sẽ có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, dị ứng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đặc biệt là một số bệnh mãn tính như: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh Crohn’s, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, viêm tụy, sỏi mật, bất dung nạp lactose…
-Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sán chó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mệt mỏi thường xuyên, giảm cân, tiêu chảy, ngứa xung quanh hậu môn, động kinh, suy nhược, thiếu máu. Do đó, khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, dị ứng,… bạn nên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh nhiễm sán chó và điều trị kịp thời.
4. Phòng bênh.
– Phòng bệnh là biện pháp quan trọng lại an toàn dễ thực hiện, hiệu quả cao, không tốn kém, đặc biệt với bệnh sán chó.
– Nếu bạn nuôi chó, bạn nên tẩy sán, diệt bọ chét cho thú cưng thường xuyên.
– Đồng thời, bạn nên tắm rửa, vệ sinh cho thú cưng thường xuyên và đưa chúng đi khám bác sĩ thú y định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh nhiễm sán kịp thời, tránh ảnh hưởng đến vật nuôi và sức khỏe con người.
– Việc xử lý phân thú cưng đúng cách cũng là cách giảm nguy cơ trứng sán chó lây lan. Nên đưa thú cưng đi vệ sinh ở đúng nơi quy định dành cho chó, mèo. Tuyệt đối không được để chó phóng uế bừa bãi, không chỉ dễ phát tán bệnh sán chó mà còn gây ô nhiễm môi trường, không khí, nguồn nước.
-Đồng thời, mọi người nên thường xuyên rửa tay, vệ sinh môi trường sống, nhất là những khu vực có nhiều chó, mèo, khu vui chơi trẻ em, kể cả nơi chó thường xuyên nằm nghỉ để tránh ấu trùng sán chó xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Các dự án khác