BỆNH GIUN ĐŨA Ở CHÓ MÈO

Bệnh giun đũa chó mèo ở người có đáng lo? Bệnh giun đũa chó mèo không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn có thể gặp các biến chứng tại nhiều cơ quan thậm chí có thể tử vong.
BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
1. Nguyên nhân:
– Là bệnh phổ biến ở chó mèo trên khắp các châu lục. Chó mèo nhiễm bệnh do ăn phải trứng giun có lẫn trong thức ăn, nước uống hay các đồ dùng có lẫn mầm bệnh, trứng phát dục đến giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng cảm nhiễm trong ruột chui ra khỏi trứng xuyên vào thành ruột, lột xác trở thành giun trưởng thành, lại tiếp tục đẻ trứng và sinh sôi gây bệnh cho chó mèo.
– Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 – 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tập quán ăn đất thường được thấy ở những trẻ em bị nhiễm Toxocara canis. Sau khi tiêu hóa, ấu trùng tách ra khỏi trứng trưởng thành đi đến những cơ quan khác bằng con đường di chuyển trong cơ thể. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu ái toan ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt.
2. Triệu chứng ở chó mèo:
– Thân gầy còm, xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu.
– Bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng co từng đoạn ruột nổi lên nhu động, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt, đó là đoạn ruột bị giun lèn chặt.
– Chó, mèo non mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun hay phân thải ra ngoài màu xám trắng, thối kắm và ra cả giun.
– Chó mèo nhỏ thì bị bệnh nặng, các ấu trùng di chuyển trong cơ thể có thể làm tổn thương gây viêm gan, thận, phổi, có khi tắc ống ruột, tắc mật. Độc tố giun đũa có thể tác động lên hệ thần kinh gây co giật.
3. Triệu chứng ở người:
– Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ “chu du” trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người nhiễm sán thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.

– Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn bao gồm các cơ quan như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt.
-Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.
-Ở mắt, triệu chứng hay gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
4. Phòng bệnh:
– Vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, ăn sạch và uống sạch
– Định kì vệ sinh chuồng nuôi, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh.
– Định kì kiểm tra phân chó mèo để phát hiện mầm bệnh và có các biện pháp dự phòng.
– Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lí.
– Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo tiếp xúc ben ngoài và hạn chế tiép xúc với chó mèo khác để hạn chế việc lây nhiễm mầm bệnh.
– Tẩy giun cho chó mèo định kì. Đối với chó, mèo nhỏ dưới 1 năm tuổi mỗi tháng nên tẩy giun 1 lần, có thể bắt đầu tẩy giun từ ngày 21-23. Trên 1 năm tuổi bạn có thể định kì tẩy 22-3 tháng 1 lần.

Có thể bạn quan tâm

Các dự án khác